Tags:

kiểm dịch

(vasep.com.vn) Ngày 15/9/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) đã tổ chức Hội nghị “Phổ biến, cập nhật quy định, yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu thủy sản trọng điểm”. Hội nghị đã cập nhật quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh khi XK vào các thị trường như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Braxin, Honduras, Panama, Đài Loan.

(vasep.com.vn) Ngày 9/6/2022, tại Công văn số 40/CV-VASEP, VASEP đề nghị Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) bổ sung vào Dự thảo các quy định, hướng dẫn về chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa từ thuỷ sản có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất XK, gia công XK (SXXK, GCXK).

(vasep.com.vn) VASEP và các doanh nghiệp thành viên đánh giá cao nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đang được Bộ NN&PTNT lấy ý kiến. Vì dự thảo này đã xem xét các ý kiến góp ý của VASEP về việc bãi bỏ quy định thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất XK (SXXK), gia công XK (GCXK), không tiêu thụ trong nước.

(vasep.com.vn) Đã bước vào giữa tháng 4, tháng đầu quý II/2022 với nhiều vấn đề và kết quả mà cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản đang mong đợi trong bối cảnh đang nỗ lực khắc phục những khó khăn khách quan và chủ quan để phục hồi sản xuất.

(vasep.com.vn) Trong quý II/2022, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT theo hướng không thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm NK về để sản xuất XK, gia công hàng XK, không tiêu thụ trong nước.

Xuất khẩu thuỷ sản vượt đại dịch cán đích 8,9 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD. XK thuỷ sản sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Giá trung bình XK thuỷ sản sang các thị trường lớn tăng trung bình 10-30%...

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp ngày 04/01/2022 để đối thoại, trao đổi về những phản ánh, kiến nghị của VASEP liên quan đến “kiểm dịch” sản phẩm thủy sản nhập khẩu (NK) do Lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ NNPTNT) chủ trì với sự tham dự của nhiều đơn vị (Cục kiểm soát TTHC (VPCP), Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Thú y, Cục NAFIQAD, Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản và VASEP), đại diện VASEP cho rằng, sau hơn 10 năm, 100% sản phẩm thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm phải thực hiện kiểm tra NK dưới tên gọi là “kiểm dịch” mà tỷ lệ vi phạm vô cùng nhỏ (0,0012 - 0,0033%), thậm chí là 0% thì đã đến lúc Bộ NN&PTNT cần xem xét lại việc đánh giá nguy cơ, bản chất của hoạt động kiểm tra và thực hiện quản lý rủi ro cho hoạt động này. Trước hết là từ tên gọi của hoạt động này đến danh mục hàng hóa (miễn kiểm và có kiểm) và sau đó là phương thức kiểm tra (giảm - thông thường - tăng cường) đã phù hợp với các quy định hiện hành của CODEX, OIE cũng như các chỉ đạo của Chính phủ tại 2 nghị quyết (19 và 02) và các Nghị định liên quan hay chưa?

Từ bức xúc của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi lên Chính phủ và Thủ tướng báo cáo về vướng mắc lớn nhất của cộng đồng thủy sản hiện nay đó là hoạt động kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm lại bị áp vào danh mục kiểm dịch.

(vasep.com.vn) Bằng Thư Thỉnh nguyện này, Hiệp hội VASEP khẩn thiết kính đề nghị Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét:

(vasep.com.vn) Trong 5 năm, Chính phủ đã ra các Nghị quyết 19 và 02 về cắt giảm danh mục kiểm tra, quản lý rủi ro, hậu kiểm, trong đó nêu rõ có rà soát, sửa đổi nội dung kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu, phân biệt kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP). Nhưng đi ngược lại tinh thần của các nghị quyết này, từ 2010 đến nay, càng về sau, đối tượng “kiểm dịch” và chỉ tiêu “kiểm dịch” trong danh mục sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu phải “kiểm dịch” càng mở rộng hơn mà không có sự thay đổi đáng kể nào về cơ sở pháp lý hoặc báo cáo nguy cơ, thông lệ quốc tế hay thông tin dịch bệnh.

Toàn bộ thuỷ sản, bao gồm sản phẩm đã chế biến và sản phẩm chưa chế biến nếu nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện kiểm dịch...

(vasep.com.vn) VASEP đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp xem xét đưa vào Dự thảo Nghị định quy định những sản phẩm thực phẩm đang phải kiểm dịch và những thực phẩm vừa phải kiểm tra ATTP, vừa kiểm dịch cũng được làm thủ tục hoàn chỉnh trên hệ thống một cửa quốc gia, thay vì 2 cửa vừa nộp trên hệ thống một cửa, vừa nộp hồ sơ giấy như hiện nay.

Xoay quanh những quy định về kiểm dịch thú y đối với hàng khô, đồ hộp, nấu chín, đông lạnh…, ngoài VASEP, một số Hiệp hội khác cũng cho rằng quy định này là vô lý, gây tốn kém và không cần thiết.

Đại diện Cục Thú y khẳng định những quy định về kiểm dịch với sản phẩm nguồn gốc động vật là phù hợp với pháp luật trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, VASEP và các hiệp hội khác cho rằng quy định này là vô lý, gây tốn kém, không cần thiết.

Sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm bấy lâu nay vẫn thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) khi nhập khẩu về Việt Nam nhưng lại được “gắn mác” kiểm dịch là đi ngược lại với tinh thần cải cách hành chính.

(vasep.com.vn) Ngày 19/2/2021, tại công văn góp ý dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT (TT15/2018) gửi Bộ NN&PTNT, VASEP cho rằng: nhiều sản phẩm chế biến từ động vật/sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” như: hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh… vẫn tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.